Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” đã rất quen thuộc rồi đúng không nào. Vậy bạn có biết tấc là gì? 1 tấc bằng bao nhiêu cm, m, m3, inch,…? Để hiểu rõ về đơn vị đo này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài chia sẻ ngay sau đây nhé.
Tấc là gì?
Mặc dù câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” rất phổ biến nhưng không ít người không biết tấc là gì. Tấc là một đơn vị đo chiều dài trong hệ đo lường của người Việt cổ. Thuật ngữ tấc đã được xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn hóa nước ta. Ngày xưa, khi chưa có những đơn vị đo theo quy chuẩn quốc tế như mm (milimet), cm (centimet), dm (decimet), m (met), km (kilomet) thì ông bà ta thường sử dụng, tấc, li, thước, phân,…
Ngoài ra, tấc còn có tên gọi khác là thốn. Tuy nhiên đơn vị này được dùng để đo lường diện tích hay chiều dài sinh học ở trên cơ thể người. Bên cạnh đó, tấc còn được dùng là một đơn vị phổ biến để đo kích thước bass của những chiếc loa.
Thực tế, hiện nay hầu hết chúng ta đều sử dụng hệ đo lường quốc tế (SI), chỉ một số ít người sử dụng hệ đo lường cổ theo phong tục xưa của cha ông trong một số trường hợp đặc thù. Chính vì vậy, tấc không còn được dùng phổ biến mà thay vào đó là các đơn vị như km, dm, cm, mm,…
Quy đổi tấc: 1 tấc bằng bao nhiêu cm, dm, m,…?
Tấc là đơn vị đo lường cổ cho nên chúng ta cần phải quy đổi sang các đơn vị đo lường hiện đại để dễ tính toán.
Đổi 1 tấc bằng bao nhiêu mm?
1 tấc = 100mm
hay
1mm = 0.01 tấc
Trong hệ đo lường chiều dài của người Việt cổ thì 1 tấc bằng 1/10 thước hoặc 1 tấc được tính bằng 10 phân. Nguồn gốc của đơn vị đo cổ này bắt nguồn từ người Trung Quốc. Với sự ảnh hưởng sâu đậm về văn hóa Trung Hoa trong lịch sử, nước ta cùng Trung Hoa đều có chung đơn vị đo là tấc. Cho tới khi bị thực dân Pháp xâm lược thì hệ đo lường quốc tế hiện đại như ngày nay mới trở nên phổ biến với mọi người dân nước ta.
Đổi 1 tấc bằng bao nhiêu cm?
1 tấc = 10cm
hay
1cm = 0.1 tấc
Sau khi đã biết 1 tấc bằng bao nhiêu mm thì chúng ta có thể dễ dàng biết được 1 tấc bằng bao nhiêu cm. Những người trẻ thường ít dùng tấc, còn thế hệ cha chú khoảng 6x, 7x thì dùng nhiều hơn. Mọi người thường sử dụng cách gọi tấc khi nói đến những đơn vị hàng chục cm. Một phần là do thói quen sử dụng tấc từ xưa, một phần khác thì do cách gọi này ngắn gọn hơn. Ví dụ thay vì gọi là “ba mươi cen-ti-mét”, ta có thể nói ngắn gọn là “3 tấc”.
Đổi 1 tấc bằng bao nhiêu dm?
1 tấc = 1dm
1 tấc được tính đúng bằng 1dm (decimet). Tuy nhiên, người Việt ta rất ít khi sử dụng đơn vị là dm, thay vào đó đơn vị cm và m được sử dụng phổ biến hơn cả. Do đó mà mọi người thường quy đổi thẳng tấc sang cm hoặc sang m thay vì quy đổi sang dm.
Đổi 1 tấc bằng bao nhiêu m?
1 tấc = 0.1m
hay
1m = 10 tấc (=10 dm)
Theo hệ đo lường cổ, 1 thước = 1 mét, 1 phân = 1cm, 1 li = 1mm. Do đó, ta có 1 tấc = 0.1 thước = 10 phân = 100 li.
Ngày xưa, những đơn vị đo này được sử dụng rất phổ biến. Chắc chắn bạn đã từng nghe đến những cụm từ như là “tấc đất”, “tấc vải’, “tấc đất, tấc vàng”,”vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, “sai một li, đi một dặm”, “đạo cao một thước, ma cao một trượng”,…
Đổi 1 tấc bằng bao nhiêu m3?
1 tấc = 0.1m3, cụ thể là 10cm x 10cm x 10cm = 0.1m3
Tấc được sử dụng phổ biến trong ngành mộc. Nó thường được dùng để đo đạc các miếng gỗ, ván gỗ trước khi đưa vào quy trình đẽo gọt và gia công.
Quy đổi tấc sang hệ đo lường Anh – Mỹ
Bên cạnh hệ đo lường quốc tế (SI) thì nhiều nước trên thế giới sử dụng hệ đo lường Anh – Mỹ hoặc sử dụng song song cả 2 hệ đo lường với các đơn vị đo lường như inch, dặm, yard, feet,…
Chúng ta có bảng đổi từ tấc sang các đơn vị đo lường Anh – Mỹ như sau:
Đơn vị |
1 tấc = …? |
Inch (in) |
3.94 |
Dặm (mi) |
6.21×10-5 |
Yard (yd) |
0.11 |
Feet (ft) |
0.33 |
Furlong |
4.97×10-4 |
Thou |
3937.01 |
Tấc trong loa bass
Bên cạnh việc đo chiều dài thuần túy như vừa nói ở trên thì tấc còn được dùng để đo loa. Khi bạn đi mua loa, thì người bán sẽ giới thiệu loa này là loại 1.7 tấc, 2 tấc, 2.5 tấc, 3 tấc,… Vậy bạn có biết tấc loa là gì không?
Trong loa (thiết bị âm thanh) tấc mang ý nghĩa chỉ đường kính của loa bass. Trong đó, loa bass là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu, giúp cấu thành một thiết bị loa hoàn chỉnh. Nó đảm nhận việc tạo ra các âm trầm có dải tần số thấp từ 20Hz đến 500Hz, mang đến chất âm trầm ấm, mạnh mẽ và chắc chắn. Việc gọi tên loa theo kiểu đơn vị tấc sẽ giúp cho người dùng ngầm hiểu và dễ dàng phân biệt đặc tính cơ bản của loa.
Loa bass có chỉ số tấc càng lớn thì lực đánh càng mạnh. Hay nói đúng hơn, đường kính của củ loa bên trong càng lớn, trọng lượng càng nặng thì sẽ đánh càng nhiều lực, âm trầm, mạnh mẽ và ấm hơn. Vì vậy những chiếc loa có tấc càng lớn thì âm thanh khi phát sẽ càng hay.
Thực tế đường kính vòng tròn của những chiếc loa bass trong các loa hoàn chỉnh theo chuẩn quốc tế được tính bằng đơn vị inch ví dụ như 6,5 inch, 8 inch, 10 inch, 12 inch, 15 inch, 18 inch,… Mà theo hệ đo lường quốc tế thì 1 inch = 2,56cm, cho nên đường kính loa bass sẽ gần với khoảng 1,7 tấc, 2 tấc, 2,5 tấc, 3 tấc, 4 tấc, 5 tấc, 6 tấc,…
Do đó, khi mua loa, hãy lựa chọn thật kỹ, tùy theo nhu cầu, sở thích để mua được thiết bị âm thanh tốt và phù hợp nhất nhé.
Đơn vị tấc trong y học
Không chỉ dùng để đo chiều dài thuần túy trong cuộc sống, dùng để phân loại loa bass mà đơn vị tấc còn được dùng trong y học. Vậy bạn có biết 1 tấc bằng bao nhiêu cm trong y học?
Thế nào là tấc đồng thân – thốn?
Tấc còn được nhắc đến thường xuyên trong Đông Y với cụm từ tấc đồng thân hay còn được gọi là thốn. Đây là một đơn vị chuyên dùng trong Đông Y để đo chiều dài sinh học ở trong cơ thể con người. Trong Đông Y, đặc biệt là trong lĩnh vực châm cứu, thốn được sử dụng để xác định vị trí của các huyệt đạo.
Ngoài ra, đây còn là một phần quan trọng trong những bài học nhận biết huyệt vị. Bắt buộc những môn sinh võ thuật cần phải nắm bắt và học tập qua. Việc sử dụng đơn vị đồng thân thốn đã có từ rất lâu đời từ trước công nguyên và được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Trong Đông y Việt Nam cũng sử dụng phương pháp này để xem xét mối tương quan giữa thốn tay cùng với kích thước một số đoạn chi thể.
Nghe cụm từ tấc thốn tay có vẻ như đây là một đơn vị mang tính quy ước nhiều hơn. Nó là một phương pháp sử dụng kích thước tự thân đo đạc ở trên chính cơ thể của người bệnh. Nó làm liên tưởng đến một khái niệm khác gọi là kích thước nhân trắc học,…
1 tấc bằng bao nhiêu gang tay?
Tấc đồng thân thường được tính bằng gang tay. Sở dĩ có tên gọi là tấc đồng thân vì chiều dài tấc trong y học của mỗi người là khác nhau (dùng tay để tính). Để xác định thốn đồng thân, ta làm như sau:
- Cách 1: Co ngón giữa của bàn tay (nam tay trái, nữ tay phải). Độ dài 1 tấc được tính là khoảng cách giữa 2 đầu nếp rãnh được tạo bởi phần bụng của ngón tay (do ngón tay đã co lại). Rãnh thứ nhất được tạo thành từ đốt 1 và đốt 2, rãnh thứ hai được thành bởi đốt 2 và đốt 3.
- Cách 2: 1 thốn đồng thân được tính bằng bề rộng của đốt thứ hai trên ngón tay cái, đường đi qua chân móng (trai trái, gái phải).
- Cách 3: Khép thật khít các ngón của bàn tay lại. Bề rộng của 4 ngón tay, không tính ngón cái tương đương với 3 tấc đồng thân.
Đến đây hẳn bạn đã biết 1 tấc bằng bao nhiêu cm rồi đúng không nào. Trong mỗi lĩnh vực tấc lại có ý nghĩa riêng, cho nên hãy lưu ý khi sử dụng nhé.