Góc bẹt là phần kiến thức chúng ta từng được học trong bộ môn Toán học chương trình phổ thông mà ai cũng phải nắm được. Vậy góc bẹt là gì? Đặc điểm của góc bẹt và các dạng bài tập của góc bẹt như thế nào? Cùng chúng tôi đi ôn lại phần kiến thức này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Góc bẹt là gì?
Theo như nhóm hình học Euclid thì góc bao gồm tất cả các điểm nằm giữa 2 đường thẳng, được cắt nhau tại một giao điểm và 2 đường thẳng này được gọi chính là 2 cạnh của góc, còn điểm giao giữa 2 đường thẳng được gọi là đỉnh góc.
Nếu như 2 đường thẳng song song đồng thời không cắt nhau tại giao điểm nào thì góc giữa của chúng sẽ bằng 0 là chúng không có đỉnh xác định.
Góc bẹt chính là góc có giá trị bằng 180 độ. Những hình như là hình cánh quạt đang xòe tròn cũng có thể coi là 1 góc bẹt.
Cách xác định giá trị góc bẹt
Để có thể xác định một cách chính xác giá trị góc bẹt có rất nhiều cách mà bạn có thể lựa chọn. Cơ bản việc xác định này tương tự như cách xác định giá trị các góc khác.
Sử dụng tính chất của hình học
Nếu như đó là một hình vuông hay một hình chữ nhật thì giá trị của 4 góc luôn luôn bằng 90°. Còn nếu như là hình tam giác thì tổng 3 góc của một hình tam giác đó luôn bằng 180°.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý tùy vào từng loại hình học hay giả thiết của mỗi bài tập khác nhau mà bạn có thể suy đoán ra giá trị còn lại của các góc. Giả sử người ta cho số đo 1 góc bằng 2 góc vuông cộng lại thì chúng ta hoàn toàn có thể suy ra được đó chính là góc bẹt.
Sử dụng dụng cụ đo góc êke
Đây là những dụng cụ rất quan trọng và được dùng phổ biến nhất để xác định góc có số đo bằng bao nhiêu. Dụng cụ thước đo góc này vô cùng chính xác, chúng có dạng một chiếc quạt tương tự như nửa hình tròn và trên đó được đánh số mang giá trị từ 0° đến 180° mà giúp tính toán xác định khoảng cách chính xác tới từng mm.
Một số góc phổ biến khác
Góc nhọn
Là loại góc được tạo thành từ 2 đường thẳng, có chung 1 giao điểm ở trên mặt phẳng hay trong 1 tam giác bất kỳ nào đó. Góc nhọn có đặc điểm là có giá trị nhỏ hơn 90° và giá trị của nó đều nằm trong khoảng lớn hơn 0, nhỏ hơn 90°.
Góc tù
Cũng tương tự như góc nhọn, góc tù được tạo nên từ 2 đường thẳng trong cùng mặt phẳng. Nhưng nó lại có giá trị lớn hơn góc vuông, tứ lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
Góc vuông
Đây cũng là loại góc vô cùng thông dụng và thường gặp trong các bài tập hình học mặt phẳng. Nó có giá trị bằng đúng 90°. Các loại hình học có góc vuông chẳng hạn như hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông,…
Các dạng bài tập về góc bẹt
Dưới đây là 2 dạng bài tập cơ bản về góc bẹt phổ biến nhất
Dạng 1: Nhận biết góc bẹt và các góc khác
Để nhận biết được góc bẹt với những góc khác chúng ta cần phải dựa vào cả đặc điểm, tính chất và khái niệm của từng góc.
Ví dụ: Cho các góc dưới đây, tìm góc bẹt rồi xác định đỉnh, các cạnh của góc đó.
Góc xOy = 180°; tAb= 60°; xGt = 130°
Giải:
Dựa vào đặc điểm của góc bẹt là góc có số đo bằng 180° nên ta có thể nhận thấy được góc xOy là góc bẹt.
Trong đó có thể xác định được O là đỉnh của góc xOy và Ox, Oy là 2 cạnh của góc này.
Dạng 2: Tính số đo 1 góc và xem đó có phải góc bẹt không
Để giải được bài toán này chúng ta cần phải vận dụng được các kiến thức toán học để tìm số đo góc cần tính.
Sau đó so sánh số đo góc tính được. Nếu bằng đúng 180° thì góc đó là góc bẹt còn nếu lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì góc đó đều không phải góc bẹt.
Dạng 3: Các bài tập tổng hợp khác
Ngoài 2 dạng bài tập cơ bản như trên thì còn những loại bài tập khác nữa. Tùy vào yêu cầu mà của mỗi bài tập mà chúng ta cần phải đọc, phân tích đề bài thật kỹ sau đó đưa ra được lời giải chính xác.
Như vậy trên đây là phần kiến thức về góc bẹt mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Có thể thấy để nhận biết một góc là góc bẹt hay không không quá khó. Mong rằng thông qua bài viết trên giúp các bạn nắm rõ về góc bẹt, vận dụng vào làm bài tập chính xác hiệu quả nhất.