Chắc hẳn ngày nay chúng ta đã không còn xa lạ với Photographer, một ngành nghề liên quan tới chụp ảnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được rõ Photographer là gì, những khó khăn và những kỹ năng cần có để trở thành Photographer. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngành nghề đặc biệt này nhé!
Photographer là gì?
Photographer là gì? Photographer hay còn thường được mọi người gọi là nhiếp ảnh gia, là những người tạo ra các bức ảnh nghệ thuật đẹp mắt bằng những kinh nghiệm họ có. Hiểu đơn giản, cụm từ này chỉ những người làm công việc chụp ảnh bằng máy ảnh chuyên nghiệp. Họ có thể sử dụng các kỹ thuật, sử dụng sự sáng tạo của bản thân để truyền tải ý nghĩa, thông điệp hy một cảm xúc qua bức ảnh.
Có thể nói một người Photographer cũng là một người tạo ra nghệ thuật và những sản phẩm của photographer hiện nay đang được sử dụng vô cùng rộng rãi. Công việc của họ chẳng những giúp chụp lại, lưu giữ lại hình ảnh mà nhiều khi còn mang ý nghĩa đặc biệt lưu lại khoảnh khắc đặc biệt, thể hiện được cái nhìn của chính họ.
Hiện nay, một photographer thường có 2 hướng lựa chọn là đi theo con đường nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Nếu như trước đây nhiếp ảnh gia được xem như một sở thích đam mê, thì hiện nay nó có thể trở thành nghề nghiệp chính của một người, thậm chí còn có thu nhập khá lý tưởng.
Phân biệt Photographer và Photography
Nhiều người nhầm lẫn giữa photographer và photography bởi các viết của nó khá giống nhau. Dù cùng liên quan đến chụp ảnh, nhưng khi dịch ra tiếng Việt đây lại là hai khái niệm khác nhau.
Photographer là chỉ những người làm nghề nhiếp ảnh gia, sử dụng máy ảnh và những kỹ thuật chụp ảnh để chụp ảnh. Trong khi đó photography lại chỉ được hiểu là nhiếp ảnh – tức quá trình tạo ra hình ảnh. Hiểu đơn giản hơn thì photographer chính là chủ thể để tạo ra được photography.
Phân loại nhiếp ảnh gia
Nhiếp ảnh gia thương mại
Những photographer theo đuổi lĩnh vực thương mại thì công việc họ thường làm đó là chụp ảnh cho các chiến dịch marketing, cho các nhãn hàng hay thương hiệu.
Đối tượng mà họ chụp có thể là các sản phẩm của doanh nghiệp, dịch vụ hay những người mẫu với các chiến dịch truyền thông. Thông thường đối với một nhiếp ảnh gia thương mại thường sẽ cần phải trang bị thêm các thiết bị như:
- Máy ảnh chuyên dụng.
- Các thiết bị hỗ trợ ánh sáng, ống kính ở trong studio.
- Giá đỡ, đế xoay,…
Tùy vào từng sản phẩm hay dịch vụ, nhu cầu từng chiến dịch marketing mà photographer cung cần phải có thể các thiết bị chuyên dụng khác nhau nữa.
Đặc biệt kỹ thuật chụp ảnh của nhiếp ảnh gia thương mại cũng khá khác biệt so với các lĩnh vực khác. Ở lĩnh vực này đòi hỏi kỹ thuật photographer phải tốt, biết cách căn chỉnh ánh sáng làm nổi bật hình ảnh sản phẩm.
Nhiếp ảnh gia nghệ thuật
Những photographer nghệ thuật thường sẽ phải đi nhiều nơi, chụp nhiều chỗ chứ không như photographer thương mại. Nhiếp ảnh gia nghệ thuật cần phải chụp lại được những khoảnh khắc đẹp mà bản thân họ bắt gặp trong thời điểm nào đó.
Nếu như photographer thương mại thường chụp theo ảnh vật, sản phẩm dịch vụ thì các bức ảnh của photographer nghệ thuật lại mang tính trừu tượng, tập trung vào khai thác cảm xúc người xem, Mặc dù cũng có nhiều bức ảnh nghệ thuật là sự bài trí sắp xếp chứ không phải tự nhiên thế nhưng nhìn chung chúng vẫn được sắp xếp tùy hứng, khai thác thông điệp là chính.
Nhiếp ảnh truyền thông
Những photographer theo lĩnh vực truyền thông chủ yếu là các bức ảnh tuyên truyền. Các nhiếp ảnh gia sẽ chụp, phản ánh đời sống thực tế và những sự kiện diễn ra ở trong đời sống.
Nhiếp ảnh chân dung
Nghe qua chắc hẳn chúng ta cũng đã hình dung được nhiếp ảnh gia chân dung là chụp chân dung liên quan tới người. Cụ thể các nhiếp ảnh gia sẽ bài trí bố cục, độ sáng để khai thác được tối đa các điểm sáng trên khuôn mặt chẳng hạn như sống mũi, môi,…
Những kỹ năng cần có của một Photographer
Kỹ năng chuyên sâu về nhiếp ảnh
Để có thể trở thành một photographer đòi hỏi người làm cần có các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về nhiếp ảnh, máy ảnh. Cụ thể:
- Về máy ảnh: Cần phải nắm được rõ thành phần và các chức năng của máy ảnh, chẳng hạn như cách thiết lập chế độ (ưu tiên về khẩu độ, tốc độ, manual), ống kính, cấu trúc máy và cả các phụ kiện đi kèm.
- Về ống kính: Cần phải hiểu biết được các kỹ năng điều chỉnh ống kính, hiểu biết các loại ống kính và biết cách sử dụng từng loại tạo ra các hiệu ứng khác nhau. Ngoài ra, cũng cần biết về các khái niệm kỹ năng điều chỉnh tiêu cự, độ phân giải và các thông số liên quan.
- Về kỹ năng nhiếp ảnh: Photographer cần phải biết điều chỉnh khẩu độ, độ nhạy ISO, tốc độ chụp, cách cân bằng sáng tạo ra các bức ảnh chất lượng. Nắm được kỹ thuật chụp đối sáng, chiếu sáng, độ sâu trường và ảnh động cũng rất cần thiết.
Khả năng quan sát và tư duy sáng tạo
Một nhiếp ảnh gia cũng cần phải có tư duy sáng tạo để lưu giữ, nắm bắt các khoảnh khắc độc đáo. Nếu muốn trở thành photographer chính hiệu bạn cần rèn luyện kỹ năng quan sát tinh tế, nhạy bén, tìm được các góc chụp đẹp, từ đó tạo ra các bức ảnh lôi cuốn, ấn tượng và nhiều ý nghĩa.
Kỹ năng xử lý hình ảnh, thiết kế
Ngoài làm việc với máy ảnh, chụp ảnh thì photographer cần phải biết thêm về kỹ năng liên quan đến xử lý hình ảnh, thiết kế đồ họa. Bởi khi chụp xong cần phải sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để điều chỉnh hình ảnh cho đặc biệt, đẹp, thu hút đúng như ý muốn,
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp cũng là kỹ năng rất quan trọng một nhiếp ảnh gia cần có. Bởi họ cần phải thường xuyên làm việc, giao tiếp với các người mẫu, khách hàng, đồng nghiệp, và cả các bên liên quan khác.
- Đối với khách hàng: Photographer giao tiếp tốt giúp họ thảo luận tốt, biết cách trao đổi lắng nghe mong muốn của khách hàng từ đó hoàn thành được công việc và tạo dựng lòng tin cho khách hàng.
- Đối với mẫu chụp: Kỹ năng giao tiếp tốt giúp photographer dễ dàng hợp tác phối hợp, đưa ra được những chỉ dẫn, hỗ trợ người mẫu tạo dáng và có điều chỉnh phù hợp để đưa ra sản phẩm đẹp.
- Đối với các bên liên quan khác như nhà tạo mẫu, đạo diễn, thiết kế,…: Giao tiếp tốt giúp photographer hiểu và truyền đạt được ý tưởng của mình, từ đó việc hợp tác giữa các bên được thuận lợi hơn.
Khó khăn mà Photographer có thể gặp phải
Cạnh tranh gay gắt
Hiện nay photographer đang là một trong những nghề nghiệp có sự cạnh tranh cao. Bởi hiện nay thị trường nhiếp ảnh ngày càng đông. Việc nổi bật lên trong ngành và thu hút khách hàng là điều không dễ dàng.
Mỗi photographer đều cần phải xây dựng cho bản thân phong cách riêng, tạo được tác phẩm sáng tạo độc đáo mới có thể để lại ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Không ổn định
Một trong những khó khăn lớn của photographer, đặc biệt là những photographer nghiệp dư là thiếu lượng khách hàng ổn định. Bời việc chụp ảnh không phải là nhu cầu thiết yếu.
Điều kiện làm việc khắc nghiệt
Photographer phải làm việc trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, phải linh động và không ổn định một chỗ. Vì thế đòi hỏi người làm cần thường xuyên di chuyển, thích nghi với nhiều môi trường.
Chẳng hạn như ngoài một số photographer làm việc trong các studio thì có nhiều người thường phải làm ở ngoài trời, những nơi có điều kiện khắc nghiệt hơn tùy vào yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa thiết bị phục vụ để chụp ảnh cũng khá nặng, photographer luôn phải giữ máy, đảm bảo thiết bị được an toàn và chụp ảnh được tốt nhất.
Có thể thấy để trở thành photographer giỏi đòi hỏi nhiều kỹ năng, sự kiên trì và cố gắng. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về photographer là gì, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc này và định hướng công việc phù hợp cho tương lai của mình.