Triệu chứng thiếu sắt là tình trạng trong máu thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để đưa oxy đến các mô của cơ thể. Đối với nhiều chức năng của cơ thể, sắt là khoáng chất cực kỳ quan trọng. Việc thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. The đó, mọi người cần phải biết thiếu sắt có triệu chứng gì để có phương pháp bổ sung sắt đúng và đủ.
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng thiếu sắt là gì?
Trong cơ thể, sắt có chức năng tạo ra hemoglobin (huyết sắc tố) mang oxy đến khắp các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Thiếu sắt sẽ làm giảm lượng hồng cầu trong máu và toàn bộ các mô, cơ bắp sẽ hoạt động kém hiệu quả do không nhận đủ oxy. Theo thống kê, có đến 20% tổng số phụ nữ và 50% phụ nữ mang thai thiếu sắt. Trong khi chỉ có 3% nam giới không có đủ chất sắt trong cơ thể.
- Tiêu thụ thiếu sắt qua khẩu phần ăn: Không tiêu thụ đủ lượng sắt qua khẩu phần ăn hoặc không hấp thụ được sắt từ thực phẩm do cơ thể không hấp thụ tốt, ví dụ như trong trường hợp bệnh viêm ruột, viêm dạ dày,…
- Mất máu: Mất máu do kinh nguyệt nhiều, chảy máu dạ dày – tá tràng, chấn thương, phẫu thuật, hoặc chảy máu bên trong cơ thể.
- Nhu cầu cần sắt tăng cao: Trong các giai đoạn đặc biệt như mang bầu, cho con bú, tuổi dậy thì, hoặc khi tăng cường tập luyện thể dục, cơ thể cần nhiều sắt hơn bình thường.
- Bệnh lý: Các bệnh lý như thiếu máu, bệnh thalassemia, bệnh thiếu sắt mãn tính, vi nhiễm sắt trong cơ thể, sỏi thận hoặc ung thư cũng có thể dẫn đến triệu chứng thiếu sắt.
- Hấp thụ sắt kém: Một số người có khả năng hấp thụ sắt kém do gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
Một số triệu chứng thiếu máu thiếu sắt điển hình
Thiếu sắt có nhiều mức độ khác nhau, những người bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ hoặc trung bình có thể sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng thường trở nặng đi khi tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị sớm, thiếu sắt có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là những triệu chứng thiếusắt mà bạn cần nhận biết để kịp thời để bổ sung khoáng chất quan trọng này.
Da tái, xanh xao và nhợt nhạt
Đây là dấu hiệu thường thấy ở người thiếu sắt vì cơ thể không nhận đủ sắt để tạo ra huyết sắc tố có màu đỏ. Từ đó khiến làn da không thể hồng hào như khi được cung cấp đủ sắt. Da nhợt nhạt do thiếu sắt dễ nhận biết nhất là qua mặt, trong môi, nướu và móng tay. Và xét nghiệm máu là cách tốt nhất để kiểm tra chính xác cơ thể có bị thiếu sắt không, kết hợp cùng biểu hiện qua da.
Quan sát qua móng tay, da và tóc
Bạn có thể dễ dàng nhận biết cơ thể thiếu sắt khi quan sát qua những đặc điểm như móng tay giòn, dễ nứt gãy, móng tay tròn có hình thìa. Triệu chứng thiếu sắt thể hiện qua móng tay như vậy còn được biết đến là bệnh Koilonychia, thường gặp ở những người thiếu sắt trầm trọng và hiếm gặp. Bên cạnh móng tay thì da và tóc trở nên khô hơn, tóc rụng nhiều cũng có thể là do có thể thiếu sắt.
Thiếu sắt triệu chứng khó thở
Thiếu sắt gây khó thở là do các cơ quan như cơ bắp không nhận đủ oxy, buộc cơ thể phải tự điều chỉnh tăng nhịp thở để lấy thêm oxy. Hơn nữa tim cũng đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho toàn bộ cơ thể nên khi thiếu sắt bạn sẽ cảm thấy như đánh trống ở ngực. Thiếu sắt gây khó thở, tim đập mạnh là dấu hiệu nguy hiểm cần được điều trị để tránh tình trạng to tim, suy tim, suy phổi.
Đau đầu, cơ thể mệt mỏi do thiếu sắt
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung là biểu hiện của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe, trong đó có thiếu sắt. Cơ thể thiếu sắt, não bộ sẽ không nhận đủ oxy sẽ làm tăng áp lực đối với các mạch máu trong não và gây đau đầu. Ngoài ra, cơ thể cũng sẽ mệt mỏi bởi toàn bộ các cơ quan, bộ phận đều không nhận đủ oxy để hoạt động và tim phải co bóp nhiều hơn để đưa oxy đi khắp nơi.
Dấu hiệu thiếu sắt qua miệng
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu sắt bao gồm lưỡi bị sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc nhẵn một cách bất thường. Nguyên nhân chính là do cơ lưỡi không nhận đủ myoglobin để hoạt động. Bên cạnh đó, thiếu sắt cũng gây ra các triệu chứng khác xung quanh miệng của bạn như khô miệng, cảm giác nóng bỏng trong miệng, xuất hiện vết nứt đỏ đau ở khóe miệng của bạn hoặc loét miệng.
Hội chứng chân tay bồn chồn
Hội chứng chân tay bồn chồn hay còn gọi là hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome: RLS). Hội chứng này tạo sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chân của bạn khi nghỉ ngơi, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và kỳ lạ ở vùng bàn chân và cẳng chân của bạn. Theo nghiên cứu, có đến 25% người thiếu máu do thiếu sắt bị hội chứng này, cao gấp 9 lần so với dân số chung.
Các dấu hiệu thiếu sắt khác
Ngoài những triệu chứng thiếu sắt kể trên, có một số dấu hiệu khác cho thấy lượng sắt trong cơ thể của bạn đang ở mức thấp. Những dấu hiệu này thường ít phổ biến nên các bạn cần quan tâm để ý:
- Tay chân hay bị lạnh: Cơ thể không đủ chất sắt để tạo hemoglobin mang oxy đến các bộ phận, khiến tay chân hay bị lạnh.
- Cơ thể dễ gặp vấn đề về nhiễm trùng: Sắt là chất khoáng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Khi thiếu chất sắt, cơ thể dễ gặp các vấn đề về nhiễm trùng do hệ miễn dịch kém.
- Thèm ăn đồ lạ: Thiếu sắt khiến bạn thèm ăn đồ lạ như đá hay đồ ăn lạ khác,… biểu hiện này thường gặp ở phụ nữ đang mang thai.
Cách để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:
- Bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống: Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan, các loại hạt, đậu, rau xanh lá đậm màu như rau cải xanh, cần tây, rau mồng tơi, rau chân vịt, ngô, lúa mì giàu sắt.
- Kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Theo đó, bạn nên tiêu thụ các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, dứa, kiwi, quýt, dưa hấu, dâu tây,…
- Hạn chế tiêu thụ các chất ức chế hấp thụ sắt: Một số chất như axit phytic được tìm thấy trong ngũ cốc và chất chống oxy hóa trong trà và cà phê. Vì vậy cần hạn chế tiêu thụ các chất này trong khi ăn thức ăn giàu sắt để tăng hiệu quả hấp thụ.
- Cân nhắc bổ sung thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ: Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt sau khi tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Chú ý kiểm tra y tế định kỳ: Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao như phụ nữ mang thai, trẻ em và người già. Nếu bạn lo lắng khi gặp các triệu chứng thiếu sắt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sắt trong máu.
Những điều cần chú ý khi bổ sung sắt cho cơ thể
Sắt là một chất khoáng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên việc bổ sung nó cần được thực hiện theo hướng dẫn y tế và không nên tự ý uống quá liều. Khi bổ sung sắt cho cơ thể, các bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trước khi bắt đầu bổ sung sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định mức độ thiếu sắt và liều lượng cần thiết.
- Sắt được hấp thụ từ thực phẩm hoặc qua việc sử dụng các loại bổ sung sắt. Nếu có thể, nên ưu tiên tăng cường nguồn sắt tự nhiên từ các loại thực phẩm giàu sắt.
- Nên tránh uống cà phê, trà, sữa và các sản phẩm có chứa canxi trong khoảng thời gian ngắn trước khi uống bổ sung sắt, bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt.
- Đối với việc sử dụng bổ sung sắt, cần chia nhỏ liều lượng và uống nhiều nước để tăng hiệu quả hấp thụ sắt.
- Luôn tuân thủ các chỉ dẫn sử dụng và liều lượng được đề xuất từ nhà sản xuất hoặc từ bác sĩ.
- Theo dõi cơ thể của bạn và kiểm tra xem có phản ứng phụ nào sau khi sử dụng bổ sung sắt hay không. Một số người có thể gặp các triệu chứng như táo bón, buồn nôn hoặc biến đổi màu nước tiểu,…. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Khi bổ sung sắt cần lưu ý thời điểm sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng, trước hoặc sau khi ăn sáng.
=> Sau khi xét nghiệm máu, kết hợp với các triệu chứng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thiếu sắt của cơ thể và chỉ định bổ sung sắt với liều lượng phù hợp. Nếu thiếu sắt nhẹ, bạn có thể uống bổ sung chất sắt hàng ngày kết hợp với ăn uống để tăng cường hấp thu sắt. Nếu thiếu sắt nặng dẫn đến thiếu máu, bạn cần truyền máu để bổ sung hemoglobin nhanh chóng.
Với những thông tin phía trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được các triệu chứng thiếu sắt điển hình và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện thiếu loại khoáng chất này hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án bổ sung chất sắt đúng và đủ.